LIÊN MINH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tầng 3, Toà 35 Hùng Vương, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

An toàn thông tin không thể tách rời quá trình chuyển đổi số

16:01 24/06/2022

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn IEC (IEC Group) tổ chức hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng Việt Nam (Vietnam Security Summit 2022) với chủ đề “An toàn thông tin cho nề

an toan thong tin khong the tach roi qua trinh chuyen doi so Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đại biểu tham quan không gian triển lãm.

Ưu tiên an toàn thông tin cho nền tảng số

Phát biểu khai mạc hội thảo và triển lãm, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, chủ đề năm nay mang tính thời sự, cấp thiết khi mà Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các Chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đã được ban hành, khẳng định quyết tâm chuyển đổi số của Việt Nam. Xuyên suốt trong các chương trình, chiến lược quốc gia, việc phát triển, triển khai các nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Việc thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên nền tảng số không gắn với việc bảo đảm an toàn thông tin cũng giống như xây một ngôi nhà trên một nền móng không vững chắc. Các nền tảng số sẽ không có khả năng chống chịu bền bỉ trước các cuộc tấn công với tần suất ngày càng tăng, quy mô ngày càng rộng, kỹ thuật ngày càng tinh vi và gây ra hậu quả ngày càng lớn như hiện nay. Vì vậy, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số phải được coi là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ gắn liền, không thể tách rời với việc thúc đẩy, phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia..., Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định.

Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tỷ lệ các hệ thống được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn theo cấp độ đến tháng 5/2022 còn thấp, mới chỉ khoảng 30%, trong khi chỉ tiêu đến tháng 12/2022 phải đạt 100%.

Bên cạnh đó, lừa đảo trực tuyến ngày càng phổ biến; nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử đang sử dụng nhưng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; diễn tập an toàn thông tin còn thiếu và chưa thực hiện...

an toan thong tin khong the tach roi qua trinh chuyen doi so Toàn cảnh phiên toàn thể với chủ đề “An toàn thông tin cho nền tảng số quốc gia: Kiến tạo tương lai số bền vững”.

An toàn thông tin là chặng đua đường dài

Cùng chung nhận định này, Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết sự bùng nổ các thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo là mối đe dọa an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội. Hiện nay, chưa có giải pháp tổng thể nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cho các thiết bị IoT (các thiết bị có khả năng kết nối Internet, có thể thu thập và trao đổi dữ liệu cho nhau).

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cả cơ hội và thách thức. Do đó, Việt Nam cần phải nắm bắt, tận dụng cơ hội; chủ động phòng ngừa, ứng phó để hạn chế tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước...

Dưới góc độ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, ông Phương Nguyễn, sáng lập viên ECQ Global cho rằng, Việt nam cần có một hệ thống có thể đánh giá và kiểm tra đối với an toàn thông tin trong hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, từ đó có thể siết chặt thời gian, hạn chế phạm vi và giới hạn nhiều kỹ thuật xâm nhập.

Để nâng cấp quá trình bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng nhà phát triển nền tảng phải ưu tiên dành tỷ lệ kinh phí phù hợp, tối thiểu khoảng 20-30% tổng mức đầu tư, cho các tính năng về an toàn thông tin mạng. Có như vậy, việc bảo đảm an toàn thông tin mới được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và không chắp vá.

Bên cạnh đó, an toàn thông tin là chặng đua đường dài, không phải cuộc đua nước rút”. Bởi phát triển các nền tảng mới có thể nhìn thấy ngay kết quả về kinh tế - tài chính nhưng với an toàn thông tin, sự quan tâm, chú ý lại thường đến khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng. Do đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, đầu tư liên tục, bền bỉ để bảo đảm an toàn thông tin cho các nền tảng số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định .

an toan thong tin khong the tach roi qua trinh chuyen doi so

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Cục An toàn thông tin đã khai trương nền tảng điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Nền tảng này ra đời và đi vào vận hành trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sự gắn kết, chia sẻ thông tin, sẵn sàng phản ứng nhanh, kịp thời khi sự cố xảy ra.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sự kiện, 3 hội thảo chuyên đề: “Tăng cường an toàn thông tin mạng cho chính phủ số: Mục tiêu và thách thức”, “Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”, “Xu hướng công nghệ mới ứng phó các cuộc tấn công mạng trong tương lai” đang tiếp tục diễn ra. Song song với các phiên hội thảo là triển lãm quốc tế về công nghệ an toàn và bảo mật thông tin của hơn 30 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và thế giới…

Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thông tin đã nhận được 1.000 lượt phản ánh của người dân về các sự vụ lừa đảo trên không gian mạng. Nhiều chiến dịch tấn công diễn ra, trong đó có chiến dịch tấn công phishing nhằm vào các ngân hàng (thu thập thông tin cá nhân, thông tin giao dịch thanh toán của khách hàng…); phát hiện và xử lý 506 website lừa đảo giả mạo tổ chức tài chính, ngân hàng, hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam tránh truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.